Home » Lợi nhuận của Vinatex trong năm 2022 ước đạt 1.090 tỷ đồng
vinatex

Lợi nhuận của Vinatex trong năm 2022 ước đạt 1.090 tỷ đồng

bởi Farmvina Biz
Năm nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam dự kiến vượt 108% kế hoạch doanh thu và 14% về lợi nhuận hợp nhất.

Theo Lao Động Thủ đô, tại buổi họp báo hôm 22/12, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), đã cho biết doanh thu của tập đoàn năm 2022 ước đạt mức doanh thu hợp nhất là 19.535 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6% kế hoạch.

Theo ông Trường, từ cuối quý III, thị trường dệt may đổi chiều đi xuống, các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn khi thị trường sợi gần như không có thanh khoản, thị trường may đơn hàng giảm mạnh, tin báo lỗ từ các đơn vị liên tục báo về tập đoàn. Điều này phần nào khiến kết quả hoạt động của một số đơn vị trong tập đoàn chững lại.

Báo cáo hợp nhất quý III của tập đoàn cho thấy doanh thu quý III tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái lên 4.606 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm 38% xuống 176 tỷ đồng. Tập đoàn cho biết lợi nhuận hợp nhất trong quý III giảm do ảnh hương tiêu cực của thị trường dệt may khi giá bông tăng liên tục hồi đầu năm nhưng sang quý III giảm sâu vì nhu cầu giảm. Giá sợi giảm trong khi nguyên liệu đầu vào tăng cao do các doanh nghiệp phải mua bông trước để phục vụ sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp sợi.

Bên cạnh đó các động thái tăng lãi suất của Fed để kiềm chế lạm phát khiến đồng USD tăng giá. Trong khi đó, các doanh nghiệp của tập đoàn chủ yếu vay USD để hoạt động, tỷ giá cao làm phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá lớn khi đánh giá lại số dư gốc ngoại tệ.

Trước đó, tại buổi tổng kết ngành dệt may hôm 17/12, ông Trường nhận định  giai đoạn hiện nay không chỉ có khó khăn của riêng ngành dệt may Việt Nam mà là khó khăn của thị trường toàn cầu khi tổng lượng cầu của thế giới đột ngột giảm sút do kinh tế suy giảm.

Đây là giai đoạn mang tính chất ngắn hạn, do đó, giải pháp quan trọng cần xác định đâu là những tài sản cần bảo vệ trong dài hạn. Đối với ngành dệt may thứ nhất là vị trí trong chuỗi cung ứng làm sao phục vụ được các đối tác dài hạn có tên tuổi.

Thứ hai phải giữ được đội ngũ lao động có trình độ cao để đảm bảo khi thị trường phục hồi có ngay lực lượng đáp ứng cho yêu cầu của thị trường. Chính vì vậy, giải pháp xoay quanh trọng tâm là giữ được hai tài sản chiến lược này.

Đồng thời, tập trung vào việc cải thiện hiệu quả quản trị, giảm chi phí… song song với tập trung đổi mới công nghệ tự động hóa giảm sức lao động cũng như số lượng lao động.

Bài Viết Liên Quan

Để Lại Bình Luận